• Giới thiệu
    • Back
    • Giới thiệu chung
    • Lịch sử phát triển
    • Tầm nhìn sứ mệnh
  • Giải pháp & dịch vụ
    • Back
    • Dịch vụ EPC
    • Dịch vụ BOT
    • Vận hành & bảo trì
    • Ứng dụng NLMT
  • Năng lực
    • Back
    • Năng lực nhân sự
    • ISO 9001:2015
    • Tiêu chuẩn tk Mỹ
    • Chuyển đổi số
  • Dự án
  • Tin tức
    • Back
    • Bản tin Sev
    • Kiến thức NLMT
    • Tuyển dụng
  • Liên hệ

BÁO CÁO MỚI NHẤT

BÁO CÁO HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2023

ĐIỂM SÁNG THU HÚT ĐẦU TƯ

Xem chi tiết arrow_right_alt

BÁO CÁO MỚI NHẤT

BÁO CÁO HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2023

ĐIỂM SÁNG THU HÚT ĐẦU TƯ

Xem chi tiết arrow_right_alt

ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Báo cáo đầu tư ngành công nghiệp Bán dẫn Việt Nam 2023

27/09/2023

Tải báo cáo

Báo cáo đầu tư chuỗi cung ứng ngành điện - điện tử Việt Nam Q1/2023

28/03/2023

Tải báo cáo

Báo cáo đầu tư: Chuỗi cung ứng đầu tư sản xuất ngành thiết bị điện 9 tháng 2022 tại Việt Nam

15/11/2022

Tải báo cáo

Báo cáo đầu tư- Chuỗi cung ứng ngành điện tử tại Việt Nam 08 tháng đầu năm 2022

03/10/2022

Tải báo cáo

Báo cáo đầu tư ngành điện tử Việt Nam Q1/2022 ( cập nhật)

25/05/2022

Tải báo cáo

Báo cáo đầu tư vào ngành điện và điện tử của Việt Nam trong 08 tháng đầu năm 2021

06/10/2021

Tải báo cáo

Tải bảo cáo

Sau năm 2021 GDP thế giới ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ sau dịch Covid nhờ việc đẩy mạnh chiến dịch tiêm vắc xin, khôi phục giao thương kinh tế thì sang năm 2022, kinh tế thế giới lại chịu tác động tiêu cực từ cuộc chiến tranh quân sự giữa Nga – Ukraine dẫn tới giá năng lượng, nhiên liệu và lạm phát tăng cao.

FDI thế giới đang có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2017 đến 2021. Năm 2020 là sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh đến hầu hết các nước trên thế giới khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng bước sang 2022, khi các loại vắc xin phòng chống Covid được áp dụng đã giúp chúng ta phần nào ổn định hơn để vực dậy được nền kinh tế.

Ngành điện, điện tử là một trong những ngành có sự phát triển nhanh và mạnh nhất trên thế giới trong những năm qua. Với sự đa dạng về loại hình sản phẩm, dịch vụ cũng như sự đổi mới về công nghệ sản xuất, ngành điện, điện tử đã, vẫn đang và sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và hoạt động thường ngày trong kỷ nguyên số hiện tại. Thị trường xuất khẩu chủ yếu trong các năm gần đây vẫn là Trung Quốc với tỉ lệ nhiều hơn hẳn so với các nước còn lại.

Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 ước tính tăng 8.02% so với cùng kỳ năm trước theo tính toán của Tổng cục thống kê (TCTK). Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ một thập kỷ vừa qua. Trong bối cảnh tình hình thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp với các cú sốc lạm phát ở nhiều quốc gia ở thời điểm đầu năm 2022 và Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu của sự tăng trưởng sau đại dịch thì con số tăng trưởng này là vô cùng ấn tượng cho thấy kinh tế đang có khởi sắc rất rõ nét.

Riêng ngành điện tử, giá trị xuất khẩu ngành điện tử vẫn đang có xu hướng tăng trưởng rõ rệt. Đặc biệt năm 2020, đây là năm ảnh hưởng của Covid diễn ra nghiêm trọng nhất, trong khoảng thời gian giãn cách xã hội người dân phải làm việc online tại nhà, nên lượng tăng trưởng điện tử tăng đột biến để có thể đáp ứng nhu cầu công việc trong giai đoạn dịch bệnh. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng năm 2022 đã bị chậm lại do đợt cuối năm các đơn hàng bị giảm.

Các yếu tố tác động tới đầu tư ngành điện tử tại Việt Nam

Điện tử là một trong những ngành sử dụng nhiều lao động (chỉ sau ngành dệt may và da giày đối với khối doanh nghiệp FDI), do đó lực lượng lao động luôn là vấn đề nhức nhối.

Theo Nghị định số 31/2021/ND-CP, Sản xuất phụ kiện, linh kiện điện tử, cụm chi tiết điện tử là một trong những ngành nghề được khuyến khích và được hưởng ưu đãi khi đầu tư của Chính phủ. Ngoài ra những dự án đầu tư có vốn lớn hơn 6.000 tỷ VNĐ (tương đương khoảng 250 triệu USD) – các dự án lắp ráp lớn đầu tư vào Việt Nam trong ngành điện tử theo thống kê của HOUSELINK thường có mức vốn tương tự, cũng được hưởng ưu đãi đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam.

Hạ tầng bất động sản công nghiệp Việt Nam

Số lượng dự án đầu tư vào ngành điện-điện tử thể hiện đà tăng liên tiếp nhưng giảm vào giai đoạn dịch bệnh Covid-19, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi hoàn toàn nhưng hai tháng đầu năm 2023 quy mô vốn đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại

Nhìn vào đồ thị mô tả tình hình thu hút đầu tư ngành Điện-điện tử từ năm 2013, số lượng dự án đầu tư vào Việt Nam có xu hướng tăng trưởng khá đều đặn trong giai đoạn từ 2013 đến 2019. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt tới 21.25% trong giai đoạn này, đạt đỉnh vào năm 2019. Tuy nhiên khi dịch Covid-19 bắt đầu ảnh hưởng và gây hậu quả rõ rệt tại Việt Nam (bắt đầu từ đầu năm 2020) cùng với ảnh hưởng từ kinh tế-chính trị thế giới, Việt Nam ghi nhận số lượng dự án giảm liên tục trong ba năm 2020, 2021, 2022. Sang đến đầu năm 2023 số lượng dự án vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng trở lại.

 

Miền Bắc nổi trội về thu hút dầu tư ngành Điện-điện tử

Xét về số lượng dự án hay quy mô vốn đăng ký đầu tư, miền Bắc vẫn đang chiếm tỷ trọng áp đảo trong số ba vùng miền với hơn 78% số lượng dự án của ngành tập trung ở miền Bắc. Do vậy các dự án quy mô vốn lớn đa phần đều chọn các tỉnh miền Bắc làm địa điểm đầu tư, với hơn 81% lượng vốn đầu tư đổ vào miền Bắc đã khẳng định định hướng phân chia ngành nghề thu hút đầu tư khá rõ nét ở ba miền. Với tỷ lệ chiếm đa số như vậy, miền Bắc đang là vùng miền định hình xu hướng thu hút của cả nước trong ngành Điện-điện tử.

Chuỗi cung ứng đầu tư tương đối đầy đủ nhưng mạnh về sản xuất, gia công linh kiện/phụ kiện/cụm linh kiện

Theo dõi tình hình đầu tư ngành Điện-điện tử tại Việt Nam từ năm 2013 đến nay, chúng tôi nhận định việc đầu tư được trải rộng tương đối đầy đủ vào ngành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất và gia công linh kiện/phụ kiện/cụm linh kiện và lắp ráp gia công, hoàn thiện sản phẩm. Trong đó gần lĩnh vực sản xuất và gia công linh kiện/phụ kiện/cụm linh kiện chiếm tỉ lệ nhiều hơn. Các dự án gia công, lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm chỉ chiếm tỉ lệ ít về số lượng dự án nhưng quy mô vốn lại lớn. Điều này cho thấy Việt Nam đã thu hút nhiều dự án gia công, lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm với quy mô lớn.

Top 10 dự án đầu tư nổi bật.

Đọc báo cáo tóm tắt tại đây!

 

Tải bảo cáo

Năm 2022 là năm kinh tế thế giới chịu nhiều tác động tiêu cực. Đầu tiên là những hệ quả gây ra bởi dịch bệnh Covid-19, tiếp đó là cuộc khủng hoảng năng lượng, thực phẩm từ chiến sự Nga-Ukraine đẩy giá cả và lạm phát tăng cao, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tiến hành các biện pháp phong tỏa phòng dịch đã khiến cho kinh tế trong suốt 9 tháng năm 2022 diễn ra hết sức ảm đạm. Trước diễn biến suy yếu này, phần lớn các dự báo kinh tế toàn cầu chưa thể phục hồi trong quý tới, tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn tồn tại rất nhiều thách thức về chính trị, dịch bệnh, rủi ro suy giảm, lạm phát,.v.v Trong bối cảnh đó, dự báo mới nhất về tăng GDP toàn cầu năm 2022 sẽ chỉ dao động ở ngưỡng 2,4%-3,2%

FDI thế giới đang có xu hướng giảm từ năm 2017 đến 2021. Năm 2021 dòng vốn FDI toàn cầu ghi nhận mức tăng 30% so với năm 2020. Tuy nhiên bước sang năm 2022 vốn FDI toàn cầu lại được dự đoán sẽ khá ảm đảm so với năm 2021 do sự không chắc chắn của nhà đầu tư và rủi ro đến từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng cộng với chi phí nguyên vật liệu tăng cao và rủi ro khác từ những xung đột chính trị, kinh tế trên thế giới. Dự báo vốn FDI toàn cầu năm nay có thể đi ngang hoặc theo chiều hướng đi xuống so với năm 2021.

Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất ngành thiết bị điện trong năm 2021 với 898,9 triệu USD, đứng thứ 2 là Hồng Kông với 395,5 triệu USD. Trong 6 năm (2016-2021), Trung Quốc vẫn luôn giữ vị thế đứng đầu trong thị trường xuất khẩu ngành thiết bị điện. Bên cạnh đó, về thị trường nhập khẩu, trong 5 năm 2016-2020, Mỹ là nước dẫn đầu về thị trường nhập khẩu ngành thiết bị điện, nhưng sang đến 2021, Trung Quốc đã vượt qua và trở thành nước nhập khẩu thiết bị điện nhiều nhất thế giới.

Tăng trưởng GDP Quý III của Việt Nam năm 2022 ước tính tăng mạnh 13.67% so với cùng kỳ năm trước theo tính toán của Tổng cục thống kê (TCTK). Đây là mức tăng trưởng Quý III cao nhất kể từ một thập kỷ vừa qua. Trong bối cảnh tình hình thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp với các cú sốc lạm phát ở nhiều quốc gia ở thời điểm đầu năm 2022 và Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu của sự tăng trưởng sau đại dịch thì con số tăng trưởng này là vô cùng ấn tượng cho thấy kinh tế đang có khởi sắc rất rõ nét.

Riêng ngành thiết bị điện, dây điện và cáp điện là một trong số những sản phẩm xuất khẩu nhiều nhất. Giá trị xuất khẩu các sản phầm dây và cáp điện vẫn đang có xu hướng tăng trưởng rõ rệt. 9 tháng năm 2022 giá trị xuất khẩu sản phảm này có sự tặng nhẹ so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc và Mỹ là hai thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong ngành. Về nhập khẩu, các doanh nghiệp vẫn nhập khẩu nhiều các loại dây điện và cáp điện. Giá trị nhập khẩu liên tục tăng theo thời gian, thị trường nhập khẩu chủ yếu vẫn từ Trung Quốc (chiếm 43,9%).

Tình hình dự án đầu tư ngành thiết bị điện tại Việt Nam 9M/2022

Đầu tư vào ngành thiết bị điện thể hiện đà tăng liên tiếp nhưng giảm vào giai đoạn dịch bệnh Covid-19, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi hoàn toàn.

Về khía cạnh tổng vốn đầu tư, thị trường Việt Nam ghi nhận con số 5.5 tỷ USD tổng vốn đăng ký ngành thiết bị điện và 339 tổng số dự án từ năm 2013 đến nay trong đó nguồn vốn đầu tư FDI vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Tín hiệu đáng mừng vào các năm 2019,2021 ghi nhận nhiều dự án có quy mô đầu tư vốn lớn. Dòng vốn qua các năm có sự dao động mạnh, không theo chiều tăng dần như số lượng dự án, nhưng nhìn chung vẫn có xu hướng tăng. Đặc biệt là các dự án vốn DDI những năm gần đây có xu hướng khởi sắc hơn, cả những dự án vốn 100% DDI và liên doanh vốn DDI-FDI.

Những năm gần đây Việt Nam bắt đầu thu hút dự án thiết bị điện từ những nguồn vốn đầu tư đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.

Trong suốt chặng đường đầu tư vào ngành thiết bị điện từ năm 2013 tới nay, chúng tôi ghi nhận một số quốc gia và vùng lãnh nằm trong top các nước đầu tư nhiều vào ngành thiết bị điện ở Việt Nam như: Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore,v.v. Đa phần các quốc gia này đều là các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á. Hoa Kỳ và Hà Lan cũng góp mặt trong top các nước đầu tư dự án ngành thiết bị điện vào Việt Nam. Trong số các nước trên nổi bật nhất là các dự án đầu tư đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc, luôn chiếm tỉ trọng nhiều trong thị phần số dự án thiết bị điện đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Chuỗi cung ứng đầu tư ngành thiết bị điện ở Việt Nam

Chuỗi cung ứng đầu tư ngành thiết bị điện tại Việt Nam tính từ năm 2013 tới nay chủ yếu chú trọng vào khâu gia công, lắp ráp. Tiếp theo là sản xuất linh kiện, bộ phận. Các dự án thuộc công nghiệp hỗ trợ và sửa chữa thiết bị điện có nhưng chưa nhiều và ở quy mô khá khiêm tốn. Trong đó nổi bật là các dự án gia công lắp ráp, chiếm ưu thế trong đầu tư ngành thiết bị điện nước ta cả về số lượng và vốn đăng ký với 206 dự án và 4,08 tỷ USD. Đây là hiện trạng không chỉ của riêng ngành Thiết bị điện, mà ở đa số các ngành nghề, dự án đầu tư vào Việt Nam chủ yếu ở mảng gia công và lắp ráp. Nguyên vật liệu chủ yếu đều được nhập khẩu từ nước ngoài.

Phân bổ dự án theo loại hình sản xuất

Tại thị trường Việt Nam, theo số lượng dự án có sự thu hút khá đồng đều giữa các ngành sản xuất. Nổi trội nhất là sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối điện,v.v., sản xuất pin và ắc quy thu hút nhiều dự án đầu tư nhát. Tiếp đến là sản xuất dây và thiết bị dây dẫn, sản xuất đồ điện dân dụng và thiết bị điện chiếu sáng. Hầu hết các ngành sản xuất đều có xu hướng giảm mạnh trong năm 2022. Nhưng xét về mức độ tăng trưởng, các dự án sản xuất pin và ắc quy (nổi trội là các dự án sản xuất pin mặt trời) có sự tăng trưởng nhanh, đặc biệt là vào năm 2021(tăng 560% về tổng vốn đăng ký so với năm 2021). Năm 2022 các dự án ngành sản xuất pin và ắc quy này tuy có giảm về số lượng dự án và vốn đăng ký so với năm 2021 nhưng vẫn cao hơn các năm trước đó. Đây cũng được coi là một trong những ngành sản xuất hấp dẫn nhất thời điểm hiện tại.

Miền Bắc là nơi tập trung chủ yếu các dự án sản xuất cả về số lượng lẫn quy mô vốn đăng ký đầu tư. Đặc biệt nổi trội là các dự án sản xuất pin-ắc quy và sản xuất dây và thiết bị dây dẫn. Tập trung chủ yếu ở Hải Phòng, Bắc Giang và Bắc Ninh. Trong khi đó Miền Nam lại thu hút nhiều dự án sản xuất điện dân dụng, các loại mô tơ, máy phát,v.v. và thiết bị điện chiếu sáng. Các dự án tại miền Trung ít đa dạng hơn về ngành sản xuất và phân bổ khá rải rác.

Các dự án thiết bị điện chuẩn bị hình thành trong tương lai

Dựa trên dữ liệu các dự án công nghiệp có vốn đầu tư từ 2 triệu USD trở lên (tương đương 46 tỷ đồng) với hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) trên nền tảng HOUSELINK trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện; chúng tôi thực hiện tổng hợp, phân tích dữ liệu và lập báo cáo những dự án đang triển khai hoạt động xây dựng và đang thực hiện các bước chuẩn bị (chuẩn bị dự án, thiết kế, chọn thầu). Tất cả các dự án đã được kiểm chứng và xác thực bởi HOUSELINK.

Theo dữ liệu của chúng tôi, các dự án sắp triển khai đa phần tập trung ở miền Bắc (chiếm tới 62% số lượng dự án), 23% dự án chuẩn bị triển khai ở miền Nam và khoảng 15% dự án chuẩn bị tiến hành ở miền Trung. Có thể thấy trong tương lai thị trường miền Bắc tiếp tục là thị trường sôi nổi cho các dự án ngành thiết bị điện. Đặc biệt đa số trong đó là các dự án ở giai đoạn chuẩn bị, chưa tiến hành đấu thầu và chưa chọn nhà thầu chính. 

Các dự án chuẩn bị xây dựng trong tương lai được đầu tư bởi cả vốn FDI và DDI. Các dự án DDI chiếm đa số trong tổng số nguồn vốn đầu tư của các dự án chuẩn bị triển khai (41%). Theo sau là các dự án vốn FDI-Japan(24%) và FDI-China (19%).

Xét về loại hình xây dựng, có thể thấy ngoài các dự án xây dựng mở rộng của các chủ đàu tư hiện hữu, Việt Nam cũng thu hút được nhiều sự quan tâm của các Chủ đầu tư mới ngành Thiết bị điện. Mặc dù số lượng thu hút không quá nhiều, nhưng mức độ chênh lệch giữa dự án xây mới và mở rộng về mặt số lượng không quá lớn cũng đã phần nào giúp đa dạng hơn thị trường ngành Thiết bị điện tại Việt Nam trong tương lai.

Tải bảo cáo

Tổng quan kinh tế xã hội thế giới

Sau năm 2021 GDP thế giới ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ sau dịch Covid (5,8%) nhờ việc đẩy mạnh chiến dịch tiêm vắc xin, khôi phục giao thương kinh tế thì sang năm 2022, kinh tế thế giới lại chịu tác động tiêu cực từ cuộc chiến tranh quân sự giữa Nga – Ukraine dẫn tới giá nguyên-nhiên liệu và lạm phát tăng cao. Ngoài ra việc Trung Quốc tiến hành các biện pháp phong tỏa phòng dịch cũng như nhưng xung đột địa chính trị và kinh tế khác, việc tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng đã khiến dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 giảm ở mức 3,2%.

FDI thế giới đang có xu hướng giảm từ năm 2017 đến 2021. Năm 2021 dòng vốn FDI toàn cầu ghi nhận mức tăng 30% so với năm 2020. Tuy nhiên bước sang năm 2022 vốn FDI toàn cầu lại được dự đoán sẽ khá ảm đảm so với năm 2021 do sự không chắc chắn của nhà đầu tư và rủi ro đến từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng cộng với chi phí nguyên vật liệu tăng cao và rủi ro khác từ những xung đột chính trị, kinh tế trên thế giới. Dự báo vốn FDI toàn cầu năm nay có thể đi ngang hoặc theo chiều hướng đi xuống so với năm 2021.

Ngành điện tử là một trong những ngành có sự phát triển nhanh và mạnh nhất trên thế giới trong những năm qua. Với sự đa dạng về loại hình sản phẩm, dịch vụ cũng như sự đổi mới về công nghệ sản xuất, ngành Điện tử đã, vẫn đang và sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và hoạt động thường ngày trong kỷ nguyên số hiện tại. Theo ghi nhận của Hiệp hội Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Điện tử Nhật Bản (JEITA), giá trị sản xuất toàn cầu ngành Điện tử và IT năm 2020 đạt 30.3 nghìn tỷ USD. Năm 2021 giá trị này tăng 11% bởi dịch Covid-19 là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành kỹ thuật số (đạt khoảng 33.6 nghìn tỷ USD. Dự báo năm 2022, giá trị sản xuất toàn cầu ngành Điện tử và IT tăng nhẹ 5% lên con số 35.3 nghìn tỷ USD.

Từ tháng 2 năm 2022 cho đến nay, chỉ số niềm tin người tiêu dùng (CCI) của cả Mỹ và Trung Quốc đều giảm , đặc biệt là Trung Quốc giảm nhanh chóng. Có thể thấy được người tiêu dùng đang chi tiêu ngày càng tiết kiệm hơn, bên cạnh đó niềm tin của người tiêu dùng vào tình hình kinh tế trong nước đang giảm dần. Điều này càng được thấy rõ hơn khi tổng mức bán lẻ của Mỹ và Trung Quốc đều đang có xu hướng giảm.

Tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam

Tăng trưởng GDP Quý II năm 2022 ước tính tăng 7.72% so với cùng kỳ năm trước theo tính toán của Tổng cục thống kê (TCTK). Đây là mức tăng trưởng Quý II cao nhất kể từ một thập kỷ vừa qua. Trong bối cảnh tình hình thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp với các cú sốc lạm phát ở nhiều quốc gia ở thời điểm đầu năm 2022 và Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu của sự tăng trưởng sau đại dịch thì con số tăng trưởng này là vô cùng ấn tượng cho thấy kinh tế đang có khởi sắc rất rõ nét. Trong đó hơn 39% đóng góp vào mức tăng đến từ khu vực Công nghiệp và xây dựng. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ngành điện tử được cải thiện đáng kể từ sau tháng 1/2022. Đỉnh điểm là tháng 3/2022, chỉ số IIP tăng khá ở mức 17.7%. Có thể thấy cho đến tháng 8/2022, công tác sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất ngành điện tử đang dần hồi phục vào phát triển.

Các yếu tố tác động đến đầu tư ngành công nghiệp Điện tử tại Việt Nam

Yếu tố lao động

Điện tử là một trong những ngành sử dụng nhiều lao động (chỉ sau ngành dệt may và da giày đối với khối doanh nghiệp FDI), do đó lực lượng lao động luôn là vấn đề nhức nhối, đặc biệt là trong thời gian gần đây khi lao động ngành này đang thiếu hụt lao động kỹ năng cao trầm trọng.

Yếu tố chính sách

Theo Nghị định số 31/2021/ND-CP, Sản xuất phụ kiện, linh kiện điện tử, cụm chi tiết điện tử là một trong những ngành nghề được khuyến khích và được hưởng ưu đãi khi đầu tư của Chính phủ. Ngoài ra những dự án đầu tư có vốn lớn hơn 6.000 tỷ VNĐ (tương đương khoảng 250 triệu USD) – các dự án lắp ráp lớn đầu tư vào Việt Nam trong ngành điện tử theo thống kê của HOUSELINK thường có mức vốn tương tự, cũng được hưởng ưu đãi đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam. Một số các loại thuế được hưởng ưu đãi như:

  • Thu nhập của các doanh nghiệp được áp dụng mức thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm, trong đó, miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo.
  • Trong trường hợp dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn quy định tại phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CP thì doanh nghiệp được chọn hưởng mức ưu đãi thuế thuế thu nhập doanh nghiệp có lợi nhất (Theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Thông tư 83/2016/TT-BTC).
  • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định (Theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Thông tư 83/2016/TT-BTC).

Giảm 50% thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và được miễn giảm hoàn toàn nếu dự án đầu tư này thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CP.

Tổng quan tình hình đầu tư ngành điện tử 08 tháng đầu năm 2022

Thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19 số lượng dự án điện tử gia nhập vào thị trường Việt Nam có xu hướng tăng trưởng rất tốt ( mức tăng trung bình 19%), đạt đỉnh vào năm 2019. Kể từ thời điểm diễn ra dịch bệnh số lượng dự án gia nhập có xu hướng giảm rõ rệt và liên tục. Năm 2022 đã đi qua 8 tháng, nhưng những ảnh hưởng tiêu cực từ các sự kiện kinh tế, chính trị trên thế giới đã dẫn tới tâm lý lo ngại đầu tư, từ đó làm cho số lượng dự án điện tử đầu tư tại thị trường Việt Nam vẫn ở mức khá thấp.

Về khía cạnh tổng vốn đầu tư, thị trường đầu tư ngành điện tử Việt Nam ghi nhận con số 28 tỷ USD tổng vốn đăng ký ngành điện tử và 1,795 tổng số dự án từ năm 2013 đến nay và phụ thuộc nhiều vào các ông lớn trong ngành, đặc biệt từ nguồn vốn FDI. Điển hình, các năm 2013,2014,2016 ghi nhận lượng vốn lớn do các ông lớn trong ngành như Samsung, LG thâm nhập thị trường. Tín hiệu đáng mừng vào các năm 2019,2020,2021 cũng ghi nhận sự đầu tư từ các Công ty công nghệ điện tử lớn. Nhưng xu hướng vốn những năm khác đều ở mức khá thấp, ngoài một vài ông lớn thì những Chủ đầu tư khác vẫn đang đầu tư ở Việt Nam với giá trị chưa cao. Với mức độ tăng trưởng này chúng tôi nhận định năm 2022 dự án ngành điện tử khó có thể phục hồi. 

Những năm gần đây Việt Nam bắt đầu thu hút dự án điện tử từ những nguồn vốn đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Hàn Quốc vẫn duy trì vị thế dẫn đầu trong việc đầu tư.

Trong suốt chặng đường đầu tư vào ngành điện tử từ năm 2013 tới nay, chúng tôi ghi nhận một số quốc gia nằm trong top các nước đầu tư nhiều vào ngành điện tử ở Việt Nam như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản. Trong đó Hàn Quốc vẫn luôn duy trì vị thế dẫn đầu trong suốt thời gian qua về cả số lượng dự án đầu tư và quy mô vốn.

Xét riêng về quy mô vốn đăng ký, nếu như thời gian trước đây các dự án vốn lớn đa phần đều đến từ các Nhà đầu tư Hàn Quốc, thì những năm gần đây các nước khác như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore đều đã bắt đầu lựa chọn Việt Nam là địa điểm đầu tư các dự án quy mô lớn. Năm 2022 Hàn Quốc vẫn đi đầu về vốn đầu tư, theo sau là Hồng Kông, Đài Loan nhưng mức độ chênh lệch giữa các quốc gia đã được rút ngắn đáng kể so với trước đây.

Chuỗi cung ứng đầu tư ngành điện tử tại Việt Nam

Chuỗi cung ứng đầu tư tương đối đầy đủ nhưng mạnh về sản xuất, gia công linh kiện/phụ kiện/cụm linh kiện

Tính từ năm 2013 đến nay, chuỗi cung ứng đầu tư ngành điện tử tại Việt Nam hiện tại tương đối đầy đủ với đầy đủ các Chủ đầu tư đã đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất và gia công linh kiện/phụ kiện/cụm linh kiện và lắp ráp gia công, hoàn thiện sản phẩm tập trung chủ yếu và đầy đủ nhất ở Miền Bắc. Số lượng dự án linh phụ kiện chiếm ưu thế trong ngành linh kiện điện tử nước ta nhưng các dự án gia công, lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm lại đứng thứ nhất về quy mô vốn đầu tư.

Miền Bắc là nơi tập trung chủ yếu các dự án sản xuất cả về số lượng lẫn quy mô vốn đăng ký đầu tư. Đặc biệt nổi trội là sản xuất điện tử dân dụng, linh kiện điện tử và sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi. Đây cũng là thế mạnh trong xuất khẩu của Việt Nam những năm qua.

Hơn 80% các Khu công nghiệp được nhiều Chủ đầu tư ngành Điện tử lựa chọn nằm gần với cao tốc ( thuộc nhóm 1). Vị trí là một trong những điều kiện quan trọng lựa chọn địa điểm đầu tư. Việc sớm hoàn thiện hạ tầng giao thông, đặc biệt là các dự án cao tốc trọng điểm sẽ góp phần quan trọng trong việc thu hút dự án đầu tư ngành điện tử.

Các dự án điện tử chuẩn bị hình thành trong tương lai

Theo dữ liệu của HOUSELINK, các dự án sắp triển khai đa phần tập trung ở miền Bắc (chiếm tới 70% số lượng dự án chuẩn bị triển khai). 18% dự án chuẩn bị triển khai ở miền Nam và khoảng 12% dự án chuẩn bị tiến hành ở miền Trung. Có thể thấy trong tương lai thị trường miền Bắc tiếp tục là thị trường sôi nổi cho các dự án ngành điện tử. Đặc biệt đa số trong đó là các dự án ở giai đoạn chuẩn bị, chưa tiến hành đấu thầu và chưa chọn nhà thầu chính.

Tải bảo cáo

 

Tải bảo cáo

Trong giai đoạn 2016-2020, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ, bình quân trong giai đoạn này, chỉ số sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 14,94%, trong đó mức tăng cao nhất ghi nhận được năm 2017 là 32,7. %.

Chỉ số IIP 8 tháng đầu năm 2021 so với cùng thời điểm năm 2020 của ngành Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, sản phẩm quang học và Sản xuất thiết bị điện tử tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020 (tương ứng là 7,8% và 3,3% ).

Trên thực tế, ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam hiện chỉ lắp ráp các bộ phận và gia công sản xuất đơn giản; Về sản xuất linh kiện, thiết bị chuyên dụng, Việt Nam vẫn chưa đạt được thành tựu nào lớn. Sự phát triển đáng kể của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong những năm gần đây chủ yếu thể hiện ở việc thu hút các khoản đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là các tập đoàn đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Các dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất điện tử chiếm 95% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành này.

Trong 8 tháng năm 2021, có 33 dự án điện và điện tử đã được cấp phép. Tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 1,7 tỷ USD. Trong đó, những con số này cho thấy, thị trường miền Bắc vẫn thu hút được nhiều dự án có quy mô lớn hơn và hơn 70% dự án nằm ở miền Bắc cả về số lượng và giá trị vốn đăng ký.

Bắc Ninh là tỉnh có số lượng dự án lớn nhất trong số các dự án được cấp phép mới 8 tháng đầu năm 2021, nhưng quy mô dự án không quá lớn. Trong đó, hầu hết các dự án quy mô lớn đều đặt tại Quảng Ninh. Quảng Ninh cũng đứng thứ hai về số lượng dự án đăng ký. Ngoại trừ Quảng Ninh, các tỉnh còn lại trong top 5 dự án về số lượng và giá trị vốn đăng ký đều không đồng đều. Trong khi các dự án tập trung ở Bắc Ninh, Bình Dương, Hà Nam và Long An thì các dự án quy mô lớn tập trung ở Phú Thọ, Nghệ An, Bắc Giang và Thái Bình.

Theo ông Nguyễn Ngọc Ẩn, Giám đốc CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG TÂN CC, ngành điện tử Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ, hấp dẫn các nhà đầu tư điện tử hàng đầu như Samsung, Foxconn, LG, … với một  số lý do:

Thứ nhất đến từ phía cầu: Vốn đăng ký và giải ngân của các nhà đầu tư FDI vào Việt Nam liên tục tăng trưởng và duy trì ở mức cao trong 10 năm qua. Nhiều nhà đầu tư lớn vẫn đang rót vốn vào Việt Nam để tận dụng các lợi thế: Chi phí đầu tư thấp, nguồn lao động dồi dào, cạnh tranh, nhiều ưu đãi về thuế và cơ hội tiếp cận nhiều thị trường lớn thông qua các FTA. Đặc biệt, nền sản xuất công nghiệp của Việt Nam đã tích lũy và hoàn thiện nhiều chuỗi cung ứng quan trọng như điện tử, dệt may,…

Bên cạnh đó, làn sóng chuyển dịch đầu tư khỏi Trung Quốc trong 3 năm qua vẫn đang tiếp diễn và áp lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng càng gieo rắc rủi ro do đại dịch Covid-19 gây ra. Dẫn đến nhu cầu đầu tư và chuyển dịch chuỗi cung ứng đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới, trong đó Việt Nam là một trong những điểm nóng hiện nay.

Sự bùng phát của COVID-19 trên toàn thế giới đã khiến sản lượng giảm, đặc biệt là ở các nước châu Á, bao gồm cả nguồn cung chip điện tử giảm mạnh. Không chỉ ở Việt Nam, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc… cũng đang nỗ lực nâng công suất sản xuất hoặc xây dựng nhà máy mới để tiếp tục đáp ứng nhu cầu này. Gần đây, các doanh nghiệp lớn như Samsung, TSMC, Intel đã rót hàng trăm tỷ USD để mở các nhà máy sản xuất chip mới nhằm tăng sản lượng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng phía sau. Đó là câu chuyện, các doanh nghiệp đang chờ đợi những con chip được sản xuất và họ bắt đầu sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho những con chip của mình. Vì vậy điều này cũng mở ra thách thức và cơ hội mới, nếu Việt Nam đẩy nhanh được quá trình phục hồi sau dịch thì đây sẽ là lợi thế lớn của Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Source : Số lượng dự án chuẩn bị xây dựng phân theo vốn đầu tư tại các tỉnh

 

Tải bảo cáo

Vui lòng hoàn thành biểu mẫu bên dưới để biết thêm thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ

+84 966 222 490

Trụ sở chính
Tầng 9, tòa nhà Sannam, 78 Duy Tân, Cầu Giấy Hà Nội
(+84) 966 222 490
info@houselink.com.vn
Giải pháp
  • Cho nhà thầu
  • Cho nhà cung cấp
  • Cho chủ dự án
  • Giải pháp Marketing
  • Nghiên cứu thị trường
  • HOUSELINK global
Cộng đồng
  • Tin tức
  • Diễn đàn
  • Sự kiện & triển lãm
  • Hỗ sơ doanh nghiệp
Công ty
  • Về chúng tôi
  • Liên hệ
  • Tuyển dụng
  • Tài liệu hướng dẫn
  • Điều khản chính sách
© 2010-2025 Bản quyền thuộc về HOUSELINK
Tải xuống ứng dụng HOUSELINK
Copy link