• Giới thiệu
    • Back
    • Giới thiệu chung
    • Lịch sử phát triển
    • Tầm nhìn sứ mệnh
  • Giải pháp & dịch vụ
    • Back
    • Dịch vụ EPC
    • Dịch vụ BOT
    • Vận hành & bảo trì
    • Ứng dụng NLMT
  • Năng lực
    • Back
    • Năng lực nhân sự
    • ISO 9001:2015
    • Tiêu chuẩn tk Mỹ
    • Chuyển đổi số
  • Dự án
  • Tin tức
    • Back
    • Bản tin Sev
    • Kiến thức NLMT
    • Tuyển dụng
  • Liên hệ

BÁO CÁO MỚI NHẤT

BÁO CÁO HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2023

ĐIỂM SÁNG THU HÚT ĐẦU TƯ

Xem chi tiết arrow_right_alt

BÁO CÁO MỚI NHẤT

BÁO CÁO HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2023

ĐIỂM SÁNG THU HÚT ĐẦU TƯ

Xem chi tiết arrow_right_alt

HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP

Báo cáo Bất động sản Công nghiệp Quý I/2021: Thị trường vận tải, kho bãi biến động trong bối cảnh kinh tế mới

20/06/2021

Tải báo cáo

Báo cáo Bất động sản Công nghiệp Quý IV/2020: Vai trò thiết yếu của Logistics trong phát triển công nghiệp ở Việt Nam

28/12/2020

Tải báo cáo

Báo cáo Bất động sản Công nghiệp Việt Nam Quý III/2020

09/12/2020

Tải báo cáo

Báo cáo Tình hình phát triển Bất động sản Công nghiệp Việt Nam – Quý 2/2020

21/07/2020

Tải báo cáo

  • 1
  • 2

Tiếp nối các nội dung của Báo cáo Bất động sản Công nghiệp được phát hành hàng Quý trước đó, HOUSELINK phát triển Báo cáo Bất động sản Công nghiệp 2021 với góc nhìn chuyên sâu về mối liên kết giữa bất động sản công nghiệp và hệ thống logistics, phân tích chi tiết về sự ràng buộc hai chiều giữa logistics và chuỗi cung ứng ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Đầu tư vào thị trường vận tải kho bãi biến động đột ngột

Tại thời điểm đầu năm 2020, do ảnh hưởng chung của đại dịch COVID-19, đầu tư vào hoạt động vận tải kho bãi giảm mạnh, thậm chí giá trị đăng ký đầu tư mới lĩnh vực này trong quý 3/2020 chỉ đạt 10 triệu USD – xấp xỉ giá trị đăng ký đầu tư mới trong quý 1/2018.

Giá trị đầu tư lĩnh vực vận tải kho bãi tăng mạnh đột ngột tại thời điểm Quý 4/2020 và Quý 1/202, lần lượt tăng 237%và  360% so với cùng kỳ năm trước. Những “tay chơi” lớn đăng ký đầu tư mới trong lĩnh vực này phải kể đến LOGOS, MAPLETREE, SLP, BW, etc. Những doanh nghiệp này tập trung nguồn lực vào đầu tư phát triển kho bãi logistics. Điều này cho thấy, hoạt động vận tải kho bãi nói chung và kho bãi logistics nói riêng đang ngày càng được quan tâm, đầu tư phát triển trong thời gian tới.

Kho bãi Logistics cho hoạt động sản xuất

Khảo sát HOUSELINK cho thấy, những doanh nghiệp điện – điện tử, nông nghiệp – thực phẩm, dược phẩm, nhựa là những doanh nghiệp có nhu cầu thuê kho bãi nhiều nhất. Theo đó, nhu cầu thuê kho bãi lớn nhất đến từ những doanh nghiệp sản xuất thiết bị công nghiệp (50%), theo sau là những doanh nghiệp trong lĩnh vực điện, dược phẩm, nhựa với tỷ lệ xấp xỉ 30%. Các doanh nghiệp nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi, điện tử, thực phẩm và đồ uống có tỷ lệ phản hồi có nhu cầu thuê kho bãi thấp hơn, dao động từ 20 – 30%. Tuy nhiên, dữ liệu HOUSELINK cho thấy những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này có quy mô đầu tư rất lớn, do đó nhu cầu và tiềm năng sử dụng kho bãi là rất lớn.

Bổ sung các nội dung pháp lý liên quan đến đầu tư Bất động sản Công nghiệp

Trong Báo cáo Bất động sản Công nghiệp lần này, HOUSELINK bổ sung một số nội dung pháp lý liên quan với sự hợp tác và tư vấn nội dung từ phía Asia Legal. Nội dung này sẽ cập nhật các quy định mới, góp phần cung cấp cho Doanh nghiệp góc nhìn thực tế, toàn diện khi đầu tư phát triển và vận hành kho bãi ngoại quan tại Việt Nam.

Tải bảo cáo

Báo cáo cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về tình hình phát triển bất động sản công nghiệp và hệ thống logistics Việt Nam, đồng thời phân tích và tư vấn chuyên sâu về định hướng phát triển hệ thống logistic nói chung và nhà kho/trung tâm logistics nói riêng trong thời gian tới.

Cơ hội cho Việt Nam khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang

Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã mở đường cho công cuộc dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Hàng loạt các tập đoàn sản xuất lớn trên thế giới có nhà máy và dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc đang tìm điểm đến mới nhằm tránh hàng rào thuế quan khi xuất khẩu sang Mỹ, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc.  

Việt Nam là một trong những nền kinh tế nằm trong danh sách lựa chọn tiềm năng của các “ông lớn” trong ngành điện tử, dệt may với nền chính trị ổn định, cơ chế thúc đẩy hợp tác và đầu tư nước ngoài thuận lợi. Ngoài ra trong bối cảnh dịch bệnh năm 2020, Việt Nam lại càng được ưu tiên lựa chọn do kiểm soát tốt dịch bệnh, nền kinh tế không bị đóng băng.

Tuy nhiên, điều kiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam thấp nhất giữa các quốc gia cạnh tranh trực tiếp dòng vốn dịch chuyển đầu tư sản xuất như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Chi phí logistics rất cao, ước tính gần bằng 20% giá trị GDP cả nước. Do đó việc đầu tư để thay đổi bộ mặt cơ sở hạ tầng và logistics là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong bối cảnh hiện tại.

Doanh nghiệp nước ngoài tận dụng cơ hội đầu tư mạnh tay vào thị trường bất động sản Logistics

Nắm bắt xu hướng phát triển này, ngày càng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển hệ thống nhà kho/trung tâm logistics tại Việt Nam. Trong đó phải kể đến một số dự án nổi bật như: GLP liên doanh với SEA Logistic Partners (SLP) đầu tư vào lĩnh vực bất động sản logistic, tập trung vào thị trường Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh  và các tỉnh lân cận, với tổng giá trị vốn đầu tư lên đến 1,5 tỷ USD; LOGOS thành lập liên doanh tại Việt Nam (Logos Vietnam Logistic Venture), đầu tư ban đầu khoảng 350 triệu USD phát triển cơ sở hậu cần tại các khu vực TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng; GawNP đầu tư phát triển dự án phức hợp logistics cho thuê tại Thái Nguyên với giá trị đầu tư lên đến 200 triệu USD.

Báo cáo Bất động sản Công nghiệp Quý IV/2020

Tiếp nối các nội dung của Báo cáo Bất động sản Công nghiệp Quý III/2020, HOUSELINK đưa ra Báo cáo Bất động sản Công nghiệp Quý IV với góc nhìn chuyên sâu về mối liên kết giữa bất động sản công nghiệp và hệ thống logistics,  phân tích chi tiết về sự ràng buộc hai chiều giữa logistics và chuỗi cung ứng ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Báo cáo Bất động sản Công nghiệp Quý IV/2020 gồm các nội dung chính: Thực trạng phát triển của hệ thống Logistics và tác động của nó lên sự phát triển của hoạt động sản xuất; Phân tích hệ thống nhà máy, nhà xưởng sản xuất đang hiện hữu, dự báo xu hướng định hình vị trí phát triển hệ thống Logistics nói chung và các nhà kho, trung tâm Logistics nói riêng.

Kết

Bối cảnh quốc tế dịch chuyển phức tạp, cùng các Hiệp định Tự do Thương mại lần lượt có hiệu lực trong năm 2020 đã buộc cả Nhà nước và Doanh nghiệp phải cùng tìm ra con đường tăng sức cạnh tranh của thương hiệu quốc gia Việt Nam trên bản đồ thế giới. Đầu tư cơ sở hạ tầng và Logistics là hướng đi tất yếu, đem lại lợi ích lâu dài cho nền kinh tế nói chung và công nghiệp chế tạo nói riêng.

Tải bảo cáo

(HOUSELINK) –  Báo cáo Bất động sản Công nghiệp Việt Nam quý III/2020 đã được gửi tới hơn 60.000 chủ doanh nghiệp sản xuất, nhà đầu tư và các chuyên gia trong ngành Xây dựng với mục đích cung cấp cái nhìn tổng quan về lĩnh vực và insight trong quyết định đầu tư. 

Báo cáo gồm những thông tin nổi bật sau: 

 

  1. Tình hình phát triển Bất động sản Công nghiệp

Tính đến hết tháng 09/2020, 366 khu công nghiệp đã được thành lập trong phạm vi cả nước (bao gồm các khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu), với tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê đạt khoảng 73,5 nghìn hecta. Các khu công nghiệp được thành lập trên 61 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế tại mỗi địa phương. 


Trong đó, 279 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 55,9 nghìn hecta, và 87 khu công nghiệp đang tiến hành xây dựng cơ bản với tổng diện tích có thể cho thuê đạt 17,6 nghìn hecta.

Dữ liệu HOUSELINK cho thấy tỷ lệ lấp đầy trung bình của các khu công nghiệp đạt 82%. Trong đó, theo các khu vực địa lý, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp của các địa phương phía Nam nhỉnh hơn so với các địa phương khu vực phía Bắc và miền Trung. Điều này phần nào phản ánh tình hình phát triển nóng và nhu cầu lớn về quỹ đất dành cho sản xuất công nghiệp tại các tỉnh khu vực phía Nam.

 

 

 

 

Nắm bắt xu hướng, ngày càng nhiều chủ đầu tư và nhà phát triển bất động sản công nghiệp tiến hành xây dựng nhà xưởng – nhà kho để cho thuê. Dữ liệu HOUSELINK cho thấy đến năm 2022, tổng diện tích nhà xưởng và nhà kho cho thuê có thể lên đến 10 triệu m2, trong đó tập trung phần lớn tại các tỉnh thành phố thuộc Đồng bằng Bắc Bộ và khu vực Nam Bộ.

Cộng gộp của diện tích sàn đã đi vào hoạt động, cũng như diện tích nhà kho –
nhà xưởng đang tiến hành xây dựng cho thấy xu hướng diện tích nhà kho – nhà xưởng xây sẵn tại các tỉnh khu vực phía Bắc sẽ phát triển mạnh hơn khu vực phía Nam, tập trung mạnh mẽ tại các địa phương Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh

 
 
 
2. Giá thuê đất Công nghiệp

Theo khảo sát của HOUSELINK, giá thuê đất tại một số khu công nghiệp đã tăng trung bình 10% so với Quý 2/2020. Dù thực tế số lượng giao dịch thực hiện thành công trong Quý 3/2020 là không nhiều. Điều này cho thấy sự tăng giá thuê không đến từ tình hình nguồn cung – nhu cầu thực sự, mà đến từ kì vọng từ bên cung cấp.

Tuy nhiên, nhu cầu thực sự trong thời gian tới, sau khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, có thể không tích cực được như kì vọng. Trong làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, không chỉ Việt Nam mà Ấn Độ và các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia cũng thực hiện những chính sách quyết liệt để thu hút FDI rời Trung Quốc.

Trong ngắn hạn các doanh nghiệp sản xuất cũng không thể thực hiện chuyển dịch toàn bộ dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới về kế hoạch đầu tư trong ba năm tới (2019 – 2022), có đến 73% các nhà đầu tư sản xuất tại Trung Quốc phản hồi sẽ tiếp tục sản xuất tại đây, và chỉ có 5% phản hồi sẽ giảm quy mô đầu tư tại quốc gia này. Điều này cho thấy, các kế hoạch mở rộng sản xuất sang Ấn Độ và Đông Nam Á chỉ đang thực hiện với mục đích đa dạng hóa sản xuất, giảm thiểu rủi ro kinh doanh cũng như giảm bớt áp lực khi căng thẳng thương mại – công nghệ Mỹ Trung ngày càng tăng cao.

Trong trung hạn, nguồn cung về bất động sản công nghiệp sẽ có xu hướng tăng đột biến. Trong khi đó, nhu cầu lại biến động mạnh và phụ thuộc cực kỳ lớn vào căng thẳng địa chính trị. Trong khi việc phát triển bất động sản công nghiệp theo phong trào, các chủ đầu tư không nghiên cứu kỹ lưỡng và thực sự hiểu về phân khúc này. Điều này có thể dẫn đến các chủ đầu tư gặp khó khăn trong phát triển kinh doanh. Trước kia, các khu công nghiệp gần như không phải chủ động trong việc tìm kiếm nhà đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, thực tế đã thay đổi. Khi nguồn cung vượt quá nhu cầu thực tế, các khu công nghiệp phải cạnh tranh gay gắt để thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thuê, cũng như khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong dài hạn.

3. Bất động sản cho thuê chuyên dụng

Phân tích dữ liệu của HOUSELINK, chúng tôi nhận thấy nguồn cung nhà xưởng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Tính đến thời điểm
dịch bệnh được kì vọng phần nào được kiểm soát trên phạm vi toàn cầu (2021), nguồn cung nhà xưởng và nhà kho cho thuê sẽ được bổ sung thêm gần 621 hecta diện tích sàn, trong đó tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc và phía Nam.

 

4. Dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
Tải bảo cáo

(HOUSELINK) – Báo cáo Tình hình phát triển Bất động sản Công nghiệp Việt Nam – Quý 2/2020 bao quát toàn bộ thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh phát triển từng loại hình BĐS Công nghiệp (Khu công nghiệp, chế xuất; Khu công nghệ cao; Khu kinh tế; Cụm công nghiệp) và các sản phẩm BĐS Công nghiệp (Đất công nghiệp cho thuê; Nhà xưởng, kho xây sẵn cho thuê; Nhà xưởng theo nhu cầu; Nhà ở công nhân, chuyên gia; Các sản phẩm khác). 

Động lực tăng trưởng cho ngành xây dựng Việt Nam trong tương lai gần là xây dựng nhà không để ở. Trong đó, cơ cấu giá trị sản phẩm nhà không để ở sẽ dịch chuyển nhiều hơn về nhóm sản phẩm công nghiệp (khu công nghiệp, nhà xưởng, nhà máy,…).

BĐS Công nghiệp Việt Nam dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh và mạnh, đang là một điểm sáng của dòng vốn quốc tế nhờ xu hướng tái cơ cấu chuỗi cung ứng và sản xuất trên toàn cầu sau dịch bệnh Covid-19.

Báo cáo Tình hình phát triển Bất động sản Công nghiệp Việt Nam – Quý 2/2020 do bộ phận nghiên cứu thị trường công ty HOUSELINK thực hiện dựa trên số liệu được tổng hợp, phân tích kỹ lưỡng từ hệ thống cơ sở dữ liệu HOUSELINK, những thông tin được khảo sát, thu thập, xử lý và tổng hợp một cách khách quan. Báo cáo được phát hành miễn phí hằng quý sẽ là tài liệu quan trọng để quý vị thấu hiểu thị trường, nắm bắt xu thế phát triển để đề ra những chiến lược đầu tư và kinh doanh hiệu quả nhất.

Tải báo cáo tại đây.

Nội dung nổi bật:

I. TỔNG QUAN

1/ Nhân khẩu học:

2/ Kinh tế

a. Tổng thu nhập quốc nội (GDP) và tăng trưởng kinh tế

b. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

c. Xuất nhập khẩu

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1/ Quy hoạch và tỷ lệ lấp đầy trong các loại hình bất động sản công nghiệp tính đến Q2/2020

a. Khu công nghiệp, chế xuất (Industrial Parks)

b. Khu công nghệ cao (Hi – tech parks)

c. Khu kinh tế

d. Cụm Công nghiệp

2/ Tình hình giao dịch các sản phẩm bất động sản công nghiệp

a. Đất công nghiệp cho thuê

b. Nhà xưởng, kho xây sẵn cho thuê

c. Nhà xưởng xây theo nhu cầu

d. Nhà ở công nhân, chuyên gia

e. Các sản phẩm khác

III. NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI MỚI TRONG PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

1/ Cơ hội

a. Chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc

b. Nhiều hiệp định thương mại tự do (FTAs) thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và các nước

c. Việt Nam sớm kiểm soát dịch COVID – 19 thành công

d. Chính sách tập trung vào thu hút đầu tư FDI

e. Hạ tầng, môi trường kinh doanh tại Việt Nam có nhiều cải thiện

f. Quỹ đất cho phát triển bất động sản công nghiệp dồi dào

g. Chi phí đầu tư, chi phí vận hành thấp so với các nước trong khu vực

h. Tiềm năng phát triển của thị trường tiêu dùng Việt Nam

2/ Thách thức

a. Đại dịch COVID-19

b. Ngành công nghiệp phụ trợ kém phát triển

c. Chính sách quản lý điều hành của Việt Nam còn nhiều bất cập

d. Thủ tục hành chính còn rườm rà, tốn nhiều thời gian

e. Hạ tầng giao thông, logistic còn hạn chế và chi phí cao (chiếm gần 20% GDP)

f. Nguồn lao động ở Việt Nam tuy đông đảo nhưng trình độ lao động còn chưa cao

IV. CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN PHỔ BIẾN CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT HIỆN NÀY

V. CÁC TÀI LIỆU HỮU ÍCH CHO NHÀ ĐẦU TƯ & NHÀ PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP

1/ Dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam Quý 4/2019

2/ Dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam Quý 1/2020

Tải bảo cáo

Vui lòng hoàn thành biểu mẫu bên dưới để biết thêm thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ

+84 966 222 490

Trụ sở chính
Tầng 9, tòa nhà Sannam, 78 Duy Tân, Cầu Giấy Hà Nội
(+84) 966 222 490
info@houselink.com.vn
Giải pháp
  • Cho nhà thầu
  • Cho nhà cung cấp
  • Cho chủ dự án
  • Giải pháp Marketing
  • Nghiên cứu thị trường
  • HOUSELINK global
Cộng đồng
  • Tin tức
  • Diễn đàn
  • Sự kiện & triển lãm
  • Hỗ sơ doanh nghiệp
Công ty
  • Về chúng tôi
  • Liên hệ
  • Tuyển dụng
  • Tài liệu hướng dẫn
  • Điều khản chính sách
© 2010-2025 Bản quyền thuộc về HOUSELINK
Tải xuống ứng dụng HOUSELINK
Copy link