• Giới thiệu
    • Back
    • Giới thiệu chung
    • Lịch sử phát triển
    • Tầm nhìn sứ mệnh
  • Giải pháp & dịch vụ
    • Back
    • Dịch vụ EPC
    • Dịch vụ BOT
    • Vận hành & bảo trì
    • Ứng dụng NLMT
  • Năng lực
    • Back
    • Năng lực nhân sự
    • ISO 9001:2015
    • Tiêu chuẩn tk Mỹ
    • Chuyển đổi số
  • Dự án
  • Tin tức
    • Back
    • Bản tin Sev
    • Kiến thức NLMT
    • Tuyển dụng
  • Liên hệ

BÁO CÁO MỚI NHẤT

BÁO CÁO HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2023

ĐIỂM SÁNG THU HÚT ĐẦU TƯ

Xem chi tiết arrow_right_alt

BÁO CÁO MỚI NHẤT

BÁO CÁO HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2023

ĐIỂM SÁNG THU HÚT ĐẦU TƯ

Xem chi tiết arrow_right_alt

THỊ TRƯỜNG XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP

Giảm số lượng dự án nhưng tăng về giá trị đầu tư – Công nghiệp Việt Nam và hướng đi cho năm 2021

12/03/2021

Tải báo cáo

Củng cố sản xuất và Đầu tư hạ tầng – Lối đi cho nền kinh tế giữa tình hình dịch bệnh thế giới kéo dài

26/01/2021

Tải báo cáo

Xây dựng Công nghiệp Việt Nam phục hồi và chuyển mình sau Covid-19

22/12/2020

Tải báo cáo

Báo cáo Tình hình triển khai Dự án Công nghiệp tại Việt Nam – Quý III/2020

13/12/2020

Tải báo cáo

Báo cáo Tình hình triển khai Dự án Công nghiệp tại Việt Nam – Tháng 10/2020

19/11/2020

Tải báo cáo

Báo cáo Tình hình triển khai Dự án Công nghiệp tại Việt Nam – Tháng 08/2020

18/09/2020

Tải báo cáo

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Điểm tin Kinh tế – Xã hội Tháng 01 năm 2020

Chính trị trong nước và quốc tế

Tân Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chính thức nhậm chức vào ngày 21/01/2021. Chiến thắng của Tân tổng thống đảng Dân chủ được kì vọng sẽ hàn gắn lại nước Mỹ và kiểm soát tốt hơn đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại Hoa Kỳ – Trung Quốc được dự đoán sẽ mềm mỏng hơn dưới thời Tân tổng thống, mặc dù đường lối chính sách được dự đoán sẽ vẫn được giữ nguyên.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII diễn ra từ 25/01/2021 đến 01/02/2021. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tín nhiệm bầu giữ chức Tổng bí thư. Với hệ thống chính trị ổn định, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục thực hiện nhiều chính sách phát triển kinh tế – xã hội.

Biến động thương mại và sản xuất toàn cầu khi dịch bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm

Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã mở đường cho công cuộc dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Hàng loạt các tập đoàn sản xuất lớn trên thế giới có nhà máy và dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc đang tìm điểm đến mới nhằm tránh hàng rào thuế quan khi xuất khẩu sang Mỹ, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Việt Nam là một trong những nền kinh tế nằm trong danh sách lựa chọn tiềm năng của các “ông lớn” trong ngành điện tử, dệt may với nền chính trị ổn định, cơ chế thúc đẩy hợp tác và đầu tư nước ngoài thuận lợi. Ngoài ra trong bối cảnh dịch bệnh năm 2020, Việt Nam lại càng được ưu tiên lựa chọn do kiểm soát tốt dịch bệnh, nền kinh tế không bị đóng băng.

Giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tháng 01/2021 thể hiện rõ rệt ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hoạt động đầu tư từ bên ngoài. Trong đó, tháng 01/2021 chứng kiến sụt giảm mạnh mẽ về giá trị đầu tư, vốn đăng ký cấp mới cũng như số lượng dự án đăng ký mới.

Xu hướng phát triển dự án công nghiệp tại Việt Nam

Mặc dù chính sách hạn chế nhập cảnh được thực thi, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn đối với những nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất điện tử: giá trị đầu tư trung bình dự án cấp mới đạt xấp xỉ 27,66 triệu USD – tăng 59% so với cùng kỳ năm trước.

Dựa trên dữ liệu các dự án công nghiệp  với hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) trên nền tảng HOUSELINK; chúng tôi thực hiện tổng hợp, phân tích dữ liệu và lập báo cáo những dự án đang triển khai hoạt động xây dựng trong tháng 01/2021; cũng như những dự án đang thực hiện các bước chuẩn bị (chuẩn bị dự án, thiết kế, chọn thầu) để chuẩn bị tiến hành thi công xây dựng trong năm 2021.

 

Tải bảo cáo

Tình hình dịch bệnh trên thế giới chưa có chiều hướng suy giảm, nền kinh tế cần có bước đi mới để bù đắp thiệt hại về du lịch –  dịch vụ, trong đó có củng cố sản xuất và đầu tư hạ tầng

Sự sụt giảm nặng nề của du lịch, dịch vụ mở ra hướng đi mới

Bùng nổ vào thời điểm tháng 12/2019 tại Vũ Hán (Trung Quốc), COVID-19 đã lây lan ra toàn thế giới với tốc độ khủng khiếp. Tính đến thời điểm ngày 26/01/2020, gần 100 triệu người đã nhiễm COVID-19, với hơn 2,1 triệu người tử vong do dịch bệnh.

Theo đó, quý 2/2020 kinh tế Việt Nam tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011 – 2020. Trong đó, khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh bùng phát, với mức tăng trưởng -1,76%

Dịch bệnh bùng phát đã ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó phải kể đến nhóm ngành Thương mại – Dịch vụ. Theo đó, quý 2/2020 kinh tế Việt Nam tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011 – 2020. Trong đó, khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh bùng phát, với mức tăng trưởng -1,76%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm 2020 ước tính tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD – mức cao nhất kể từ năm 2016.

Năng lượng, Logistics là điểm sáng thu hút đầu tư

Dữ liệu HOUSELINK cho thấy năng lượng đóng góp xấp xỉ một nửa tổng giá trị đầu tư dự án xây dựng công nghiệp có giá trị đầu tư lớn hơn 2 triệu USD khởi tạo trong năm 2020. Trung tâm logistics, nhà máy điện tử và xử lý nước thải lần lượt xếp sau năng lượng về giá trị đầu tư. Tổng giá trị đầu tư bốn loại hình dự án này chiếm đến 71% tổng giá trị dự án. 

Trung tâm logistics, nhà máy điện tử và xử lý nước thải lần lượt xếp sau lĩnh vực năng lượng về giá trị đầu tư, tổng giá trị đầu tư bốn loại hình dự án này chiếm đến 71% tổng giá trị dự án.

Năng lượng cũng là lĩnh vực có giá trị đầu tư tăng kỷ lục trong năm 2020 so với năm 2019, chủ yếu do những dự án điện khí quy mô khủng. Lĩnh vực nhà kho logistics và xử lý nước thải chứng kiến tăng trưởng ngoạn mục, với giá trị đầu tư tăng lần lượt 8,2 và 28,3 lần so với năm 2019.

Củng cố sản xuất là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh hiện tại

Với việc Hiệp định thương mại Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ 01/08/2020, hiện tại Việt Nam là một trong hai quốc gia Châu Á duy nhất đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu.

Việt Nam cùng 15 đối tác thương mại đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP). RCEP là Hiệp định thương mại giữa ASEAN và 5 đối tác đã có FTA với ASEAN; bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand. Hiệp định được kỳ vọng sẽ tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới –thị trường trên quy mô 2,2 tỷ người, có giá trị tương đương 26.200 tỷ USD. 

Các Hiệp định này mở ra cơ hội xuất khẩu chất lượng cao nhưng cũng mang đến nhiều thách thức. Củng cố sản xuất và tăng tính nội địa hóa cho sản phẩm Việt là ưu tiên hàng đầu của Doanh nghiệp Việt Nam lúc này.

Với việc Hiệp định thương mại Việt Nam – Liên minh Châu u (EVFTA) có hiệu lực từ 01/08/2020, hiện tại Việt Nam là một trong hai quốc gia Châu Á duy nhất đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu u.

Việc kiểm soát tốt dịch bệnh cùng các yếu tố hiện tại đang tạo ra bước đà lớn để kinh tế Việt Nam bứt phá trong năm 2021. Đọc báo cáo tóm tắt đăng tải tại đây để nắm thêm thông tin.

 

Tải bảo cáo
Nhờ nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, kinh tế Việt Nam có cơ hội trở lại đà phát triển. Nắm bắt thời cơ, các Doanh nghiệp ngành Xây dựng Công nghiệp cũng từng bước phục hồi và chuyển đổi cơ cấu đầu tư các dự án.

Bối cảnh Kinh tế – Xã hội Việt Nam tháng 11/2020

Các Hiệp định thương mại lần lượt có hiệu lực trong năm 2020 mở đường cho xúc tiến thương mại và phát triển kinh tế. Chiến lược chống dịch phù hợp cũng tạo tiền đề Việt Nam thoát khỏi suy thoái, trở thành 1 trong bốn nền kinh tế có chỉ số tăng trưởng dương trong năm 2020.

Tổ chức Tiền tệ Quốc tế IMF dự đoán mức tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2020 có thể đạt 2.4%, thấp hơn mức tăng 7.02% của năm 2019, nhưng lại là con số ấn tượng trong bối cảnh nhiều nền kinh tế thương mại lớn trên thế giới chỉ đạt mức tăng trưởng âm do tác động của đại dịch.

Đầu tư mới vào các dự án xây dựng công nghiệp từng bước phục hồi

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 03 năm 2020, bối cảnh kinh tế xã hội xảy ra nhiều biến động, tác động mạnh mẽ đến công tác đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp, nhất là đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

Tháng 05 năm 2020 ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất cả về số lượng dự án lẫn tổng giá trị đầu tư với tỉ lệ lần lượt là 30% và 70%. Những chỉ số này sau đó dần dần được phục hồi khi các lệnh cách ly xã hội dần được gỡ bỏ và chính phủ thiết lập “trạng thái bình thường mới trong đại dịch”, đạt mức tương đương với tháng 03.

Bùng nổ các dự án chuẩn bị triển khai xây dựng

Sau một khoảng thời gian khá yên ắng, từ tháng 09 năm 2020 sau khi Việt Nam cơ bản kiểm soát được đại dịch, các Doanh nghiệp đang rục rịch triển khai một số lượng lớn các dự án xây dựng công nghiệp mới. Cụ thể, 962 dự án xây dựng công nghiệp đang được từng bước đưa vào triển khai trong tháng 11 năm 2020, giá trị đầu tư tăng mạnh sau khi các dự án năng lượng và hạ tầng công nghiệp quy mô lớn hình thành. Tổng giá trị đầu tư tại thời điểm tháng 11 năm 2020 đạt khoảng 66 tỉ đô la Mỹ, tăng 56% so với tháng 07.

Trong bối cảnh dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, Việt Nam vẫn ghi nhận số lượng dự án xây dựng công nghiệp và tổng giá trị đầu tư FDI tăng nhảy vọt từ tháng 09 đến tháng 11 năm 2020. Đây là thời điểm ổ dịch Đà Nẵng được kiểm soát, các quy định nhập cảnh của các chuyên gia, đoàn công tác nước ngoài được nới lỏng, công tác xúc tiến đầu tư nhờ vậy trở nên bớt căng thẳng so với các tháng trước đó.

(nguồn: thanhnien.vn)

Sự chuyển đổi tỉ trọng đầu tư xây dựng công nghiệp trong bối cảnh xã hội mới

Trước khi dịch bệnh bùng phát, dệt may – thiết bị phụ trợ – điện tử chiếm đến 1/2 tổng giá trị các dự án công nghiệp đang triển khai.Tình hình dịch bệnh phức tạp trên toàn thế giới đã thay đổi thói quen tiêu dùng, khiến các nhà đầu tư phải thay đổi tỷ trọng đầu tư các ngành nghề. Giá trị đầu tư những dự án dệt may tại thời điểm tháng 11/2020 chỉ đạt 870 triệu USD, giảm 25% so với tháng 03/2020.

Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang tạo áp lực, khiến các nhà sản xuất thiết bị điện tử dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam. Giá trị đầu tư các dự án điện tử đang xây dựng tại thời điểm tháng 11/2020 tăng 55% so với trước khi dịch bệnh bùng phát (tháng 03/2020).

Chống dịch quyết liệt, chủ trương không đóng băng kinh tế cùng các  chính sách thúc đẩy phục hồi mở ra cơ hội cho Việt Nam nói chung và ngành xây dựng công nghiệp nói riêng, dù sẽ mất nhiều thời gian để nền kinh tế vực dậy mức tăng trưởng như trước đại dịch.

Các số liệu trên đây được nghiên cứu và báo cáo bởi các chuyên gia nghiên cứu kinh tế –  xây dựng của HOUSELINK.

 

Tải bảo cáo

(HOUSELINK) – Sau khi dịch bệnh được kiểm soát toàn quốc, các doanh nghiệp sản xuất đẩy mạnh hoạt động đầu tư xây dựng các dự án mới, các dự án công nghiệp trong giai đoạn đầu tư xây dựng các dự án mới. Các dự án công nghiệp trong giai đoạn chuẩn bị dự án và thiết kế tăng mạnh cả về số lượng và giá trị đầu tư, lần lượt tăng 16% và 41% so với tháng trước đó. 

Dựa trên dữ liệu nền tảng Market Intelligence HOUSELINK, đội ngũ nghiên cứu thực hiện phân tích và lập báo cáo tình hình triển khai dự án công nghiệp tại Việt Nam – phân loại theo giai đoạn, loại hình công việc, địa phương, loại hình dự án, hình thức đầu tư, trong quý 3/2020.

Tải báo cáo tại đây.

Điểm tin quý 3/2020

 

  1. Điểm sáng đầu tư cho dự án lĩnh vực phát triển năng lượng tháng 9/2020

Hơn 1/3 giá trị đầu tư các dự án chuẩn bị triển khai được sử dụng để phát triển lĩnh vực năng lượng với kỳ vọng cân bằng cán cân cung – cầu của thị trường điện. 

 

Mặc dù chỉ đứng thứ bảy về số lượng dự án chuẩn bị xây dựng (42 dự án), tuy nhiên do đặc thù quy mô đầu tư, lĩnh vực năng lượng vẫn có tổng giá trị đầu tư và diện tích sàn xây dựng lớn nhất, lần lượt là 22,74 tỷ USD và 8,2 nghìn hecta sàn xây dựng.

Tháng 9/2020 cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị đầu tư các dự án năng lượng, tăng 126% so với tháng 08/2020. Trong nguồn cung điện năng bị thiếu hụt trầm trọng, đầu tư quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng phần nào cân bằng cung – cầu trong thị trường điện.

 

 

Lĩnh vực dệt may và điện tử lần lượt đứng thứ hai và thứ ba về giá trị đầu tư và diện tích sàn xây dựng. Trong khi dệt may (5,7 tỷ USD, 1.730 ha sàn xây dựng) nhận được số vốn đầu tư lớn nhất từ FDI Hongkong, các nhà đầu tư Hàn Quốc đứng đầu về tổng giá trị đầu tư các dự án điện tử sắp triển khai tại Việt Nam. Sau khi hiệp định thương mại tự do EVFTA được ký kết, nông nghiệp được kỳ vọng sẽ là một trong những lĩnh vực được hưởng lợi từ hiệp định này. Tháng 9/2020 chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ, cả về số lượng (tăng 11 dự án) và giá trị đầu tư (tăng 26%) các dự án nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi so với tháng trước đó. Bên cạnh đó, với xu thế dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến tiềm năng nhất. Chính vì vậy, lĩnh vực hạ tầng công nghiệp và trung tâm logistic đều được tập trung phát triển để đón đầu những nhà đầu tư sản xuất trong thời gian tới.

 

2. Tăng trưởng đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) và đầu tư FDI Đài Loan

Tháng 09/2020 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng các dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) và FDI Đài Loan. 

Hình thức đầu tư trực tiếp Trung Quốc (FDI China), Hàn Quốc (FDI Korea), Đài Loan (FDI Taiwan) lần lượt xếp hạng hai, ba, bốn về cả ba tiêu chí: số lượng dự án, giá trị đầu tư và diện tích sàn xây dựng. Trong khi các nhà đầu tư Trung Quốc ưu tiên phát triển các dự án chế biến cao su, linh kiện máy móc và dệt may; hóa chất, chế biến lâm sản, điện tử là ba lĩnh vực các nhà đầu tư Hàn Quốc đang tập trung đầu tư xây dựng. Các nhà đầu tư Đài Loan thấy được tiềm năng và đang tiến hành đầu tư phát triển các dự án điện tử, thiết bị điện tại Việt Nam.

Tháng 09/2020 chứng kiến tăng trưởng mạnh về giá trị các dự án FDI Nhật Bản đang được triển khai, tăng 115 triệu USD –tương đương tăng 28% so với tháng trước đó. Trong đó, bên cạnh lĩnh vực thực phẩm và đồ uống vẫn được ưu tiên phát triển nhất, các nhà đầu tư Nhật Bản cũng rất hứng thú với các dự án thiết bị điện, dược phẩm và gốm sứ. Trong Top 10 hình thức đầu tư có giá trị các dự án đang triển khai lớn nhất tại thời điểm cuối tháng 9/2020, bên cạnh luồng vốn đầu tư từ các quốc gia
trong khu vực Châu Á, Việt Nam cũng thu hút nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư Châu Âu (Hà Lan, Bỉ). Đây là tín hiệu tích cực, mang lại kỳ vọng Hiệp định thương mại EVFTA có thể mở ra cánh cửa giúp Việt Nam thu hút đầu tư từ Liên minh Châu Âu – nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu.

III. TOP 10 DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP NỔI BẬT TRONG THÁNG 9/2020

 

Tải bảo cáo

(HOUSELINK) – Trong tháng 10/2020, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2,3 tỷ đô la Mỹ, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên giá trị đăng ký trung bình dự án FDI tăng 55,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị xấp xỉ 8,5 triệu USD/dự án. Điều này cho thấy dù số lượng dự án đăng ký ít hơn nhưng chất lượng các dự án FDI được cải thiện so với cùng kỳ năm trước.

Dựa trên dữ liệu các dự án công nghiệp trên 2 triệu đô la Mỹ được sàng lọc theo thời gian thực trên nền tảng thông tin thị trường HOUSELINK, đội ngũ nghiên cứu thực hiện phân tích và lập báo cáo tình hình triển khai dự án công nghiệp tại Việt Nam – phân loại theo giai đoạn, loại hình công việc, địa phương, loại hình dự án, hình thức đầu tư, trong tháng 10/2020.

Tải báo cáo tại đây.

Điểm tin tháng 10/2020

I. Tổng quan đầu tư – sản xuất tháng 10/2020

Đại dịch COVID-19 trên phạm vi toàn thế giới, kết hợp với những bất ổn địa – chính trị, cũng như nguy cơ cao về khủng hoảng kinh tế gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

II. Tình hình triển khai các dự án Công nghiệp tại Việt Nam

1. Tổng quan tình hình triển khai xây dựng các dự án công nghiệp tháng 10/2020

Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, xây dựng công nghiệp đẩy mạnh hoạt động trong trạng thái bình thường mới. Tháng 10/2020 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, cả về số lượng và giá trị đầu tư các dự án công nghiệp đang trong giai đoạn chuẩn bị và triển khai xây dựng.

2. Dự án Công nghiệp chuẩn bị xây dựng

a. Dự án công nghiệp chuẩn bị xây dựng theo loại hình công việc

Mở rộng quy mô nhà máy hiện hữu tiếp tục là xu thế phát triển trong thời gian tới. 

b. Dự án công nghiệp chuẩn bị xây dựng theo địa phương

Ngày càng nhiều các dự án công nghiệp quy mô lớn sắp triển khai xây dựng tại các tỉnh khu vực Trung Bộ. 

c. Dự án công nghiệp chuẩn bị xây dựng theo loại hình dự án

Trung tâm logistic là lĩnh vực công nghiệp có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và giá trị đầu tư các dự án chuẩn bị triển khai thi công trong tháng 10/2020

Điểm sáng trong hoạt động xây dựng công nghiệp tháng 10/2020 là sự tăng trưởng mạnh mẽ, cả về số lượng dự án và giá trị đầu tư các dự án trong lĩnh vực logistic. Trong khi số lượng dự án chỉ tăng 27%, giá trị đầu tư các dự án trung tâm logistic chuẩn bị triển khai trong tháng 10 đạt 4,7 tỷ USD, tăng 189% so với tháng trước đó. Nguồn vốn đầu tư này kì vong sẽ phần nào cải thiện cơ sở vận chất ngành logistic còn thiếu hụt trong thời gian tới.

d. Dự án công nghiệp chuẩn bị xây dựng theo hình thức đầu tư

Hình thức đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) có số lượng dự án và giá trị đầu tư áp đảo so với những hình thức đầu tư trực tiếp từ các quốc gia khác.

3. Các dự án công nghiệp đang triển khai thi công

a. Xây dựng công nghiệp theo loại hình công việc 

Bên cạnh phát triển những nhà máy mới, khá nhiều nhà đầu tư đang thực hiện mở rộng quy mô nhà máy hiện hữu

b. Xây dựng công nghiệp theo địa phương

Số lượng lớn các dự án công nghiệp đang được triển khai tập trung ở khu vực đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

c. Xây dựng công nghiệp theo loại hình dự án

Lĩnh vực năng lượng có tổng giá trị đầu tư lớn nhất, trong đó các dự án năng lượng tái tạo đang được tập trung phát triển.

d. Xây dựng công nghiệp theo hình thức đầu tư

Đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) đang là xu hướng phát triển xây dựng trong thời gian tới.

III. TOP 10 DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP NỔI BẬT TRONG THÁNG 10/2020

 

Tải bảo cáo

(HOUSELINK) –  Dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở một số địa phương trên cả nước từ cuối tháng 7/2020 đã ảnh hưởng đến sự phục hồi của sản xuất công nghiệp. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 08/2020 giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước. 

Dựa trên dữ liệu các dự án công nghiệp trên nền tảng HOUSELINK; bộ phận nghiên cứu thị trường công ty HOUSELINK thực hiện tổng hợp, phân tích dữ liệu và lập báo cáo những dự án đang triển khai hoạt động xây dựng trong tháng 08/2020; cũng như những dự án đang thực hiện các bước chuẩn bị (chuẩn bị dự án, thiết kế, chọn thầu) để chuẩn bị tiến hành thi công xây dựng trong năm 2020.

Đăng ký tải báo cáo tại đây.

I. Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam

Trong khi dịch bệnh diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, bùng phát dịch bệnh tại Đà Nẵng cuối tháng 07/2020 gây cản trở những nỗ lực phát triển kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới của Việt Nam.

II. Tình hình triển khai các dự án Công nghiệp tại Việt Nam

Tháng 8/2020 chứng kiến sự suy giảm trong số lượng và giá trị đầu tư các dự án trong giai đoạn chuẩn bị và thiết kế, giảm khoảng 3% so với tháng 07/2020. Trong khi đó, số lượng các dự án trong giai đoạn đấu thầu, thi công xây dựng, hoàn thiện và hoàn công đều tăng trưởng hai con số so với tháng 07/2020.

1. Các dự án Công nghiệp chuẩn bị xây dựng

 

 a. Dự án công nghiệp chuẩn bị xây dựng theo loại hình công việc

Các dự án Công nghiệp chuẩn bị thi công theo hình thức Xây mới. Tuy nhiên, xu thế ngày càng nhiều các nhà đầu tư mở rộng quy mô sản xuất của các nhà máy hiện hữu.

 

 

 

 

 

 

 

 

  b. Dự án công nghiệp chuẩn bị xây dựng theo địa phương
Ngày càng nhiều các nhà sản xuất đầu tư, phát triển các dự án công nghiệp tại các khu vực Trung Bộ trong thời gian tới.

c. Dự án công nghiệp chuẩn bị xây dựng theo loại hình dự án
Lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi, hạ tầng công nghiệp sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

d. Dự án công nghiệp chuẩn bị Xây dựng theo hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư trực tiếp trong nước có số lượng dự án, tổng mức đầu tư và diện tích sàn Xây dựng lớn nhất.

2. Các dự án Công nghiệp đang triển khai thi công

 

 

a. Xây dựng công nghiệp theo loại hình công việc
Các dự án Công nghiệp đang tiến hành thi công xây dựng chủ yếu dưới hình thức xây dựng mới. Tuy nhiên, ngày càng nhiều dự án mở rộng diện tích nhà máy hiện hữu.

 

 

 

 

 

 

 

b. Xây dựng Công nghiệp theo địa phương
Tháng 08/2020 chứng kiến số lượng các dự án công nghiệp triển khai xây dựng tăng mạnh so với tháng trước đó, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Bộ (Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai).

 

 

 

 

 

 

c. Xây dựng công nghiệp theo loại hình dự án
Tháng 08/2020 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về số lượng dự án triển khai xây dựng trong lĩnh vực thực phẩm & đồ uống, nông nghiệp & thức
ăn chăn nuôi, cũng như sản xuất và cung ứng thiết bị điện.


d. Xây dựng công nghiệp theo hình thức đầu tư
Các nhà đầu tư Trung Quốc và Hàn Quốc đẩy mạnh hoạt động thi công các dự án Công nghiệp tại Việt Nam.

III. TOP 10 DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP NỔI BẬT TRONG THÁNG 06/2020

Tải bảo cáo

Vui lòng hoàn thành biểu mẫu bên dưới để biết thêm thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ

+84 966 222 490

Trụ sở chính
Tầng 9, tòa nhà Sannam, 78 Duy Tân, Cầu Giấy Hà Nội
(+84) 966 222 490
info@houselink.com.vn
Giải pháp
  • Cho nhà thầu
  • Cho nhà cung cấp
  • Cho chủ dự án
  • Giải pháp Marketing
  • Nghiên cứu thị trường
  • HOUSELINK global
Cộng đồng
  • Tin tức
  • Diễn đàn
  • Sự kiện & triển lãm
  • Hỗ sơ doanh nghiệp
Công ty
  • Về chúng tôi
  • Liên hệ
  • Tuyển dụng
  • Tài liệu hướng dẫn
  • Điều khản chính sách
© 2010-2025 Bản quyền thuộc về HOUSELINK
Tải xuống ứng dụng HOUSELINK
Copy link